Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã áp đặt quy định mới đối với nhập khẩu giấy phế liệu, cũng kể từ đó ngành công nghiệp bột giấy, giấy và bìa toàn cầu đã có sự thay đổi về cấu trúc – và trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều sự biến đổi mới. Từ Châu Mỹ và Châu Âu đến Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan, mọi thị trường đều bị ảnh hưởng.
Việc cấm toàn bộ nhập khẩu giấy loại hỗn hợp (mixed paper), hay như áp đặt mức tỷ lệ tạp chất trong RCP nhập khẩu không vượt quá 0,5%, Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng thay đổi trên khắp các thị trường bột giấy, giấy và bìa trên thế giới. Tiếp theo Trung Quốc, Indonesia cũng đang hạn chế và áp đặt các quy định hà khắc với giấy phế liệu nhập khẩu, ngay cả khi ngành công nghiệp của nước này đang rất cần nguồn nguyên liệu đó để thúc đẩy sản xuất.
Để tránh tình trạng khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất trong nước, Trung Quốc đang mua và xây dựng các cơ sở tái chế giấy loại tại các nước khác, sản xuất bột giấy tái chế và xuất khẩu về Trung Quốc.
Tại khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, các nhà sản xuất trong nước sẽ sử dụng nhiều giấy phế liệu hơn, vì ở cả hai phía xuất nhập khẩu đều có nguy cơ gia tăng rủi ro. Riêng đối với Trung Quốc, các nhà sản xuất buộc phải thay đổi chính sách tiếp cận đối với RCP thu gom trong nước và bột giấy tái chế, điều này dẫn đến làm gia tăng chi phí. Đây là một sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến cân bằng thương mại trên toàn thế giới./.